Sơ lược Phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe

Hát cho đồng bào tôi nghe ban đầu là 1 phong trào tự phát, rồi sau có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, với mục đích chính là góp phần tranh đấu vì sự chiến thắng của Mặt trận. Đầu tiên, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam vào năm 1961 do nghệ sĩ Trần Hữu Trang làm chủ tịch. Sau đó lần lượt Đoàn văn công Giải phóng, Đoàn văn công Tây Nguyên được thành lập nhưng chủ yếu hoạt động trong những vùng do Mặt Trận kiểm soát. Trong thời gian đó, phong trào đấu tranh bằng văn nghệ trong vùng do MỹViệt Nam Cộng hòa kiểm soát còn hạn chế, mang tính chất tự phát, riêng lẻ. 2 tập thơ "Tiếng hát những người đi tới" tập 1 xuất bản ngày 17/6/1967 và tập 2 là kịch thơ lịch sử "Tiếng gọi Lam Sơn" của Trần Quang Long, xuất bản ngày 15/10/1967 là những tác phẩm đầu tay, mang hơi thở tới cho phong trào, thể hiện rõ nét nội dung đấu tranh, yêu nước, đòi hòa bình, chống Mỹ và hoạt động cách mạng. Trong mấy năm đầu, nòng cốt của phong trào là Đoàn văn nghệ Sinh viên - Học sinh Sài Gòn, thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn.[5][6]

Năm 1966, Đoàn Văn nghệ Sinh viên - Học sinh thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn đã được thành lập do sinh viên y khoa Trương Thìn làm trưởng đoàn và đã phổ biến những tập ca khúc phản chiến như Hát từ đồng hoang của nhạc sĩ Miên Đức Thắng [7].

Năm 1968, với cương vị Trưởng đoàn Văn nghệ Sinh viên - Học sinh Sài Gòn, chủ tịch Hội Sinh viên sáng tác - Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, nhạc sĩ Tôn Thất Lập đã cùng với các nhạc sĩ sinh viên Trương Quốc Khánh, Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Sanh, La Hữu Vang, Nguyễn Tuấn Kiệt, Nguyễn Nam, Nguyễn Phú Yên,... thực hiện phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe thông qua các hoạt động tiêu biểu là văn nghệ trong "Hội Tết Quang Trung Sài Gòn". "Đêm nhạc Tôn Thất Lập" ở Đại học Dược khoa Sài Gòn (1967) do tạp chí Đất Mới của sinh viên Luật khoa Sài Gòn tổ chức và tại Đại học Khoa học Huế, "Đêm thơ nhạc" ở Đại học Sư phạm Huế vào tháng 12/1967. Góp phần đấu tranh chống lại các khuynh hướng văn nghệ phi dân tộc lúc bấy giờ; góp phần hiệp đồng với mặt trận đấu tranh đô thị, hội thảo, xuống đường, các chiến dịch đốt xe Mỹ.

Trong "đêm văn nghệ vì hoà bình" tổ chức tại Trường Đại học Nông Lâm Súc Sài Gòn tối 27/12/1969 đã chính thức ra mắt tên gọi phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe http://www.youtube.com/user/nhaccachmang http://www.viet-studies.info/kinhte/TuongLai_DayMa... http://www.nhaccachmang.net http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/201... http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Chinh-tri/166226/ha... http://nhandan.com.vn/vanhoa/dong-chay/item/572600... http://nld.com.vn/116741P0C1020/hat-cho-dong-bao-t... http://nld.com.vn/117148p0c1020/van-hat-cho-dan-to... http://www.thanhnien.com.vn/News/0109/Pages/200902... http://www.cinet.gov.vn/Vanhoa/chuyende/55vhtt/van...